Thời gian 23/11/2024 7:26 CH (GMT +7)

Quảng cáo

Quảng cáo

No image

30 năm qua 6 kỳ Đại hội

LTS: Nhân dịp Hội Sinh vật cảnh Việt Nam tròn 30 tuổi, phóng viên Tạp chí Việt Nam Hương sắc đã gặp và phỏng vấn ông Lê Đình - nguyên y viên Thường vụ TW Hội, Phó Tổng biên tập thường trực Tạp chí Việt Nam Hương sắc, là một trong những người tham gia công tác Hội từ những ngày đầu thành lập Hội Sinh vật cảnh Việt Nam về quá trình hình thành và phát triển của Hội thông qua các kỳ Đại hội.

Phóng viên:

Được biết ông là một trong những người tham gia công tác từ những ngày đầu thành lập Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, ông có thể cho biết quá trình chuẩn bị, cũng như việc thành lập Hội đã được diễn ra như thế nào?

Ông Lê Đình:

Khi nước ta mở cửa bước vào cơ chế thị trường, những người tâm huyết với việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc trước mối đe dọa bởi những luồng văn hóa ngoại lai độc hại có thể xâm nhập làm vẩn đục xã hội ta. Vì vậy mùa xuân 1989 tại trụ sở Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – 46 phố Tràng Thi Hà-Nội đã diễn ra cuộc họp mặt của hơn 40 vị là các nhà cách mạng lão thành, cán bộ, tướng lĩnh cao cấp, nhà văn hóa,văn nghệ sĩ, nhà báo, nghệ nhân cây cảnh ... nhằm xây dựng một tổ chức tự nguyện hỗ trợ cho hệ thống văn hóa, kinh tế, xã hội của nhà nước.

Trong buổi họp mặt này, mọi người nhất trí (với đề suất của nguyên Chủ nhiệm ủy ban phát thanh truyền hình VN Trần Lâm và Tổng giám đốc xuất nhập khẩu sách tw Ngô Luân cùng ông Lê Thành, Trưởng ban Nông nghiệp TW) lấy thú chơi hoa - cây cảnh cổ truyền của dân tộc để tổ chức thành “ Hội bảo vệ và phát triển sinh vật cảnh Việt Nam”

Cuộc họp - Hội nghị lần 2 đã thông qua Điều lệ, hệ thống tổ chức của Hội với tên gọi chính thức là Hội Sinh vật cảnh Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế là SIVACAVINA. Cũng trong lần họp này đã bầu ông Nguyễn Thọ Chân- nguyên y viên TW Đảng làm Chủ tịch lâm thời của Hội, ông Ngô Luân làm Tổng thư kí, ông Phạm Văn Kiết - y viên TW Đảng,Tổng Thư kí Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc VN làm Phó Chủ tịch thường trực theo giới thiệu của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Hội nghị lần 2 này được coi là Đại hội lần thứ nhất của Hội SVC Việt Nam.

Phóng viên:

Thưa ông, để giúp cho các bạn đọc cũ nhớ lại và những bạn đọc và những hội viên mới hiểu thêm về quá trình phát triển của Hội thì không gì hơn là được nghe ông kể về các kỳ Đại hội, đúng không ạ?

Ông Lê Đình:

Đúng vậy, qua từng kỳ Đại hội sẽ cho ta thấy sự lớn mạnh của Hội, cũng như sự quan tâm của các vị lãnh đạo tiền bối đối với Hội to lớn như thế nào:

Đại hội Sinh vật cảnh toàn quốc lần thứ 2 diễn ra ngày 29/5/1997 tại Hội trường Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gần 6o đại biểu thay mặt gần 20 ngàn hội viên thuộc 25 tỉnh thành và các đơn vị trực thuộc Trung ương Hội đã về dự. Đại hội vui mừng được đón tiếp đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan của Trung ương tới dự. Đại hội đã nhất trí thông qua báo cáo của TW Hội khóa 1 và phương hướng nhiêm vụ đến năm 2002 - 2010, dự thảo sửa đổi Điều lệ Hội, bầu BCH TW khóa 2 gồm 18 vị, do nguyên Bí thư TW Đảng Nguyễn Văn Trân làm Chủ tịch Hội; các ông: Lê Thành, Nguyễn Thọ Chân (*), Đỗ Phượng (nguyên y viên TW Đảng), Nguyễn Văn Trung (nguyên Bí thư tỉnh ủy Bến Tre) làm PChủ tịch.

Đại hội toàn quốc lần 3 được tổ chức vào ngày 26 - 27/12/2001 tại Hội trường Nhà khách Chính phủ (Hà Nội ), có 230 đại biểu và khách mời trong cả nước đến dự. Chủ tịch nước Trần Đức Lương gửi lẵng hoa chúc mừng. Đại hội nghe thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và thông qua báo cáo công tác nhiệm kì 2, xác đnh phương hướng nhiệm kì 3 (2002-2007) ; Cử Ban chấp hành TW Hội  nhiệm kì 3 gồm 31 ủy viên, trong đó ông Nguyễn Văn Trân làm Chủ tịch và 8 PChủ tịch là ông Đỗ Phượng - nguyên UVTW Đảng, Tổng Giám đốc Thông tấn xã VN ; GS.Viện sĩ Nguyễn Duy Qúi - nguyên UVTW Đảng, Giám đốc TT Khoa học xã hội nhân văn Quốc gia; Nguyễn Xuân Kỷ - nguyên UVTW Đảng, Chủ tịch Hi SVC Bến tre ; Trần Chiến Thắng - Thứ trưởng Bộ Văn hóa thông tin; Bùi Bá Bổng - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; Nguyễn Duy QúiChủ tịch Hội SVC tỉnh Bình Định – nguyên quyền Bí thư tỉnh ủy Bình Định; Ngô Ngọc Bỉnh – Chủ tịch MTTQ tỉnh, Chủ tịch Hội SVC Tỉnh Vĩnh Long.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 4 diễn ra từ ngày 5 - 6 tháng 6/2007 tại K/S La Thành, Hà Nội. Về dự Đại hội có 220 đại biểu, trong đó có 12 đại biểu nữ, nhiều nhà khoa học, nghệ nhân, nhà quản lý sản xuất, dch vụ SVC, đại diện cho trên 100.000 hội viên thuộc 46 tỉnh, thành phố trong cả nước và trên 50 khách mời thuộc các bộ, ngành, các cơ quan đoàn thể, báo chí TW và Tp. Hà Nội tham dự, thể hiện bước phát triển mạnh mẽ của tổ chức và phong trào SVC trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đại hội đã biểu quyết cử ra Ban chấp hành TW Hội nhiệm kì 4 (2017- 2011) gồm 76 ủy viên, bao gồm tất cả các vị Chủ tịch Hội SVC các tỉnh, thành phố trực thuộc TW cùng nhiều trí thức, nghệ nhân, doanh nhân SVC trong cả nước. Ban chấp hành TW Hội khóa 4  nhất trí cử ông Đỗ Phượng làm Chủ tịch TW Hội và 7 PChủ tịch, gồm: GS.VS Nguyễn Duy Qúi, Phạm Thanh Hải, Võ Văn Cương, Nguyễn Xuân Kỷ, Ngô Ngọc Bỉnh, Nguyễn Duy Qúi và Võ Hồng Nhân. Đại hội đã trân trọng mời ông Nguyễn Văn Trân – nguyên Chủ tịch TW Hội khóa 1,2,3 làm Chủ tịch danh dự Hội SVC Việt Nam.

Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5, nhiệm kì 2011- 2016 tiến hành  tại hội trường Thông Tấn Xã Việt Nam, TP. Hà Nội với 393 đại biểu chính thức và khách mời.

Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã gửi lẵng hoa chúc mừng. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, PChủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Bùi Thị Thanh; đại diện Văn phòng TW Đảng, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và đại diện các bộ ngành TW; đại diện lãnh đạo các Hội: Di sản VN, Nông dân VN, Nghề cá VN, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tới dự.

Tổ chức và phong trào Hội đầu nhiệm kì 4 đã phát triển từ 41/63 tỉnh thành với 125.000 hội viên sinh hoạt trong hơn 3000 chi hội, doanh nhiệp, nhà vườn, đến cuối nhiệm kì đã tăng lên 55/63 tỉnh thành với 160.600 hội viên, sinh hoạt ở 5.320 chi hội và hơn 5.500 doanh ngiệp, hợp tác xã, trang trại và hơn 110.000 gia trại, nhà vườn sinh vật cảnh; giải quyết việc làm cho hơn 1.500.000 người và việc làm thời vụ cho khoảng 2 triệu lao động. Diện tích sản xuất SVC cả nước phát triển tới 50.000 ha và tổng sản lượng ước tính gần 10.000 tỉ đồng, không những góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn làm giầu cho hội viên cũng như đất nước.

Đại hội đã nhất trí chỉ tiêu đề ra cho nhiệm kì 5; thông qua Báo cáo sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội Sinh vật cảnh VN  theo qui định của Nhà nước và bầu BCH TW Hội khóa 5 gồm 100 vị, trong đó Ban Thường vụ TW có 19 vị, ông Đỗ Phượng làm Chủ tịch Hội, còn lại 18 vị làm PChủ tịch; Thưng trực TW Hội có 7 vị; Ban Kiểm tra TW Hội 7 vị.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh vật cảnh VN lần thứ 6 (nhiệm kì 2017-2021) được tổ chức tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội vào 2 ngày 11- 12 / 6/ 2017 với 350 đại biểu đại diện cho gần 4 triệu cán bộ, hội viên, lao động SVC trong cả nước về dự.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng nhiều lãnh đạo các Ban, Bộ , ngành, đoàn thể TW đã gửi lẵng hoa chúc mừng. Tới dự Đại hội có bà Trương Thị Mai, y viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng ban Dân vận TW; Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Uỷ ban trung ương MTTQ Việt Nam, ông Lê Quốc Anh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; ông Nguyễn Đức Lợi, ủy viên TW Đảng, Tổng Giám đốc Thông tấn xã VN cùng đại diện các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể TW và Hà Nội.

Đại hội đã thông qua báo cáo của TW Hội khóa 5, phương hướng nhiệm vụ khóa 6 ( 2017 – 2021) và bầu Ban chấp hành Hội khóa mới gồm 108 vị, do tiến sĩ Nguyễn Hữu Vạn, nguyên Uỷ viên TW Đảng, nguyên Tổng Kiểm toán Nhà nước làm Chủ tịch và 10 PChủ tịch, 13 ủy viên Thường vụ TW Hội.

Đại hội lần thứ 6 là bước ngoặt lịch sử kể từ ngày thành lập Hội. Đó là Đại hội chuyển giao thế hệ với đội ngũ lãnh đạo trẻ, giầu tâm huyết, trí tuệ và tay nghề, có thể đưa Hội SVC Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới.

Phóng viên:

Xin trân trọng cảm ơn ông đã cung cấp cho độc độc giả những thông tin, tư liệu lịch sử rất quý giá này. Chúc ông luôn mạnh khỏe và tiếp tục có những đóng góp với Hội, đặc biệt là với tờ Việt Nam Hương Sắc – nơi ông đã nhiều năm gắn bó với biết bao kỷ niệm!

------------------------------------------------------------------------------------

 * Đại hội 2, ông Nguyễn Thọ Chân chuyển vào sống tại T/p Hồ ChÍ Minh nên xin thôi chức Chủ tịch Hội, làm Chủ tịch Hội SVC T/p Hồ Chí Minh, nên Đại hội bầu ông làm Phó Chủ tịch TW Hội SVC Việt Nam.

Tin tức khác

 
Thông báo
Đóng